Sốt, đau đầu và buồn nôn khởi phát đột ngột. Tại chỗ vết thương, nơi đường vào nổi sẩn hồng nhưng nhanh chóng trở thành vết loét. Hạch vùng sưng to, đau và có thể bị mưng mủ.
Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán
Sốt, đau đầu, buồn nôn, mệt nặng.
Nốt sẩn tiến triển thành vết loét ở nơi đường vào.
Hạch vùng đó to lên.
Có bệnh sử tiếp xúc với thỏ hay các loài gặm nhấm khác và các loài chận đột (ve, mò về mùa hè) đôt trong vùng có dịch.
Cấy dịch tại vết loét, chất hút hạch hoặc máu sẽ có vi khuẩn, hoặc phản ứng huyết thanh dương tính.
Nhận định chung
Đây là bệnh của các loài gặm nhấm hoang dã, đặc biệt là ở thỏ và chuột nước. Vi khuẩn chính là Francisella (Pasteurella) tularensis. Người thường bị bệnh do tiếp xúc với mô động vật (đánh bẫy chuột nước, lột da thỏ) hoặc do mò, ve đốt. Nhiễm khuẩn ở người thường là tại chỗ, đôi khi lan rộng, nhưng có thể hoàn toàn không biểu hiện gì. Thời gian ủ bệnh 2 - 10 ngày.
Các triệu chứng và dấu hiệu
Sốt, đau đầu và buồn nôn khởi phát đột ngột. Tại chỗ vết thương, nơi đường vào nổi sẩn hồng nhưng nhanh chóng trở thành vết loét. Hạch vùng sưng to, đau và có thể bị mưng mủ. Tổn thương ban đầu có thể ở đầu chi hoặc trong mắt. Viêm phổi xảy rà do vi khuẩn đến từ máu hoặc do hít phải chất có vi khuẩn và có thể lây lan sang người khác qua đường hô hấp. Nếu ăn hoặc uống phải thức ăn, nước uống có chứa vi khuẩn thì có thể có cả triệu chứng viêm dạ dày - ruột, li bì, mê sảng. Hay có lách to, ban trên da, đau khớp và mệt nặng trong mọi thể bệnh.
Biểu hiện cận lâm sàng
Vì cần có môi trường đặc biệt để nuôi cấy vi khuẩn từ máu hoặc từ các mô nhiễm khuẩn và vì dễ lây cho nhân viên phòng thí nghiệm, nên người ta dùng phản ứng huyết thanh để chẩn đoán bệnh. Chuẩn độ > 1:80 trong phản ứng ngưng kết ở tuần lễ thứ hai hoặc về sau là dương tính.
Chẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt bệnh do tularemia với các bệnh do rickettsia và não mô cầu, bệnh mèo cào, bệnh bạch cầu đon nhân nhiễm khuẩn, các bệnh do nấm hay do các vi khuẩn khác.
Biến chứng
Có thể gặp viêm màng não, viêm quanh lách, viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm tủy xương do vi khuẩn qua đựờng máu tới.
Điều trị
Streptomycin 0,5g, tiêm bắp ngày 3 - 4 lần với tetracyclin 0,5g, ngày 4 lần (hoặc chloramphenicol cùng liều) dùng cho tới khi hết sốt 4 - 5 ngày.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét