Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết.
Những virus này có cùng những đặc điểm quan trọng khi gây bệnh trên người. Có 8 loại virus herpes gây bệnh ở người đã được xác định, bao gồm: Herpes simplex virus HSV typ 1, HSV typ 2, virus zona (typ 3), virus Epstein - Barr gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (typ 4), virus cự bào (cy- tomegalovirus typ 5), virus gây phát ban (typ 6), virus herpes gây bệnh ở người typ 7 (HHV- 7), virus herpes gây sarcoma Kaposi (HHV- 8).
Sơ nhiễm virus tiềm lâm sàng hay gặp hơn biểu hiện lâm sàng vì mỗi loại virus đều có giai đoạn tiềm tàng, đó là chung sống hòa bình với cơ thể con người. HSV và virus zona sống tiềm tàng tại hạch thần kinh cảm giác và khi các tổn thương tái hoạt động xuất hiện ở sự phân bố dây thần kinh cảm giác ngoại vi. Trong tình trạng cơ thể bị suy giảm miễn dịch dọ tia xạ, thuốc hoặc bệnh tật sự tái hoạt hóa virus gây tổn thương lan rộng đến các cơ quan nội tạng họặc hệ thần kinh trung ương. Ở trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch, bệnh có thể nặng và dẫn đến tử vong. Các virus herpes có khả năng làm biến đổi tế bào, khi nuôi cấy trong tổ chức và đi kèm với các bệnh ác tính như virus Epstein Barr gây u lympho Burkitt và carcinoma mũi hầu HHV 8 gây u lympho ở khoang của cơ thể.
Hầu hết nhiễm virus cự bào (Cytomegalovirus - CMV) là không có triệu chứng với virus tồn tại tiềm tàng. Tuy nhiên, virus có thể được phân lập lên tới 25% ở tuyến nước bọt, 10% ở cổ tử cung và 10% ở nước tiểu trẻ sơ sinh, nhưng virus tiềm ẩn ở những tế bào nào thì còn chưa rõ. Tỷ lệ huyết thanh dương tính tăng theo lứa tuổi và số lượng bạn tình. Kháng thể được phát hiện ở trong huyết thanh của hầu hết những nam giới đồng tính luyến ái. Virus lây truyền qua đường tình dục, bẩm sinh, qua sản phẩm của máu hoặc cấy ghép và truyền từ người này sang ngườỉ khác (như ở trung tâm điều trị ban ngày). Bệnh nặng gặp chủ yếu ở những người suy giảm miễn dịch, đặc biệt là các bệnh nhân AIDS và những người được ghép tổ chức).
Biểu hiện lâm sàng
Có 3 hội chứng được biết trên lâm sàng
Bệnh chu sinh và bệnh vùi do virus cự bào
Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết. Bệnh mắc phải khi mới sinh, thường không có triệu chứng, khiếm khuyết thần kinh xuất hiện muộn.
Nhiễm virus cự bào mắc phải cấp tính
Hội chứng này tương tự như tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn do EBV gây ra được đặc trưng bằng sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp (nhưng không có viêm họng và các triệu chứng của đường hô hấp), tế bào lympho bất thường, thay đổi về xét nghiệm chức năng gan. Không có kháng thể kháng bạch cầu trung tính. Lây truyền qua đường tình dục, sứa, truyền máu, giọt nước bọt.
Bệnh ở những người bị suy giảm miễn dịch
Những bệnh nhân ghép tủy xương và ghép tổ chức có nguy cơ bị bệnh cao ở 100 ngày đầu sau khi ghép dị thân. Những người nhiễm HIV cũng có vô số triệu chứng. Virus cự bào bản thân nó đã gây ra ức chếmiễn dịch và làm cho viêm phổi do p.carinii nặng hơn.
Viêm võng mạc. Viêm võng mạc do virus cự bào chủ yếu gặp ở bệnh nhân bị AIDS mà có suy giảm miễn dịch nhiều (số lượng tế bào CD4 dưới 50 tế bào/ µl). Mặc dù có nhiều thuốc kháng retrovirus mạnh, nhưng số lượng tế bào CD4 vẫn là yếu tố nguy cơ ít tiên đoán được. Những tổn thương tăng sinh và tăng mạch máu tân tạo (bệnh lý võng mạc giống như bánh pizza) giúp cho chẩn đoán.
Tổn thương dạ dày - ruột và gan mật. Tổn thương nặng đường tiêu hóa thường gặp ở bệnh nhân AIDS, sau ghép tạng, hóa trị liệu trong ung thư hoặc dùng steroid. Viêm thực quản biểu hiện bằng nuốt đau. Bệnh ở ruột non có thể giống như viêm ruột hoặc biểu hiện như loét hoặc thủng ruột. Bệnh của đại tràng gây ỉa lỏng, ỉa máu, đau bụng, sốt và sụt cân. Virus cự bào thường gây bệnh cùng với các tác nhân gây bệnh khác ở tới 15% bệnh nhân bị AIDS có bệnh đường mật. Chẩn đoán bệnh dựa vào sinh thiết niêm mạc với tổn thương đặc trưng trên mô bệnh học là những thể vùi trong nhân và trong bào tương (hình ảnh mắt cú).
Tổn thương ớ phổi. Tổn thương phổi gặp ở 15% số bệnh nhân ghép tủy xương với tỷ lệ tử vong là 80 - 90% và ở bệnh nhân AIDS có suy giảm miễn dịch nặng. Nên dùng sản phẩm của máu có huyết thanh âm tính với CMV cho những người được ghép tổ chức mà có huyết thanh âm tính với CMV. Nồng độ globulin miễn dịch với CMV cao có tác dụng phòng ngừa viêm phổi ở người ghép tổ chức có huyết thanh âm tính với CMV.
Tổn thương thần kinh- Bệnh lý đa rễ thần kinh và viêm não ít gặp. Ở bệnh nhân AIDS tiến triển thì viêm não có khởi phát bán cấp và thường có nhiễm CMV lan tỏa. Phân lập CMV trong dịch não tủy thường cho thấy có nhiễm CMV lan tỏa. Dùng ganciclovir kéo dài có thể có tác dụng.
Những tổn thương khác
Có sự liên quan về mặt huyết thanh học giữa CMV với sarcoma Kaposi không kèm theo nhiễm HIV và gần đây hơn là với bệnh động mạch vành. Ý nghĩa của sự liên quan này chưa được xác định chắc chắn.
Các dấu hiệu cận lâm sàng
Phân lập virus có giá trị nhất khi kết hợp với dấu hiệu mô bệnh học. Nuôi cấy đơn thuần ít dùng trong chẩn đoán nhiễm CMV liên quan tới AIDS, nhưng nếu nuôi cấy dương tính sẽ có nguy cơ võng mạc tiên triển. Hội chứng giống tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn cấp đi kèm với tăng lympho bào, thường 2 tuần sau khi sốt, và bạch sản hoàn toàn cũng có thể xảy ra. Xét nghiệm huyết thanh được dùng chủ yếu trong nghiên cứu dịch tễ học.
Việc phát hiện kháng nguyên bằng công nghệ virus (như kỹ thuật PCR) phải được giải thích trong bệnh cảnh lâm sàng và mô bệnh học, nhưng lại dường như có giá trị cao trong việc tiên lượng bị bệnh CMV ở bệnh nhân AIDS.
Phòng bệnh
Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh. Tác dụng của việc dùng globulin tăng miễn dịch với CMV ở bệnh nhân ghép tủy xương có xét nghiệm huyết thanh âm tính là chưa rõ ràng. Hạn chế truyền, dùng những sản phẩm đã lọc để loại bỏ bạch cầu và chọn người cho máu có xét nghiệm huyết thanh âm tính với CMV là rất quan trọng để làm giảm tốt độ lây truyền CMV. Bắt đầu dùng ganciclovir với liều 5 mg/ kg tiêm tĩnh mạch 2 lần/ ngày, trong 5 ngày, khi số lượng tuyệt đối của bạch cầu trung tính là 750 tế bào/µl. Sau đó, dùng hàng ngày cho tới ngày thứ 100 sau khi ghép tổ chức có thể làm giảm nhiễm CMV và mắc bệnh, nhưng tỷ lệ tử vong không thay đổi.
Điều trị
Có 3 loại thuốc kháng virus có tác dụng điều trị nhiễm CMV là ganciclovir, 5 mg/ kg tiêm tĩnh mạch cứ 12 giờ/ lần trong 14 - 21 ngày; foscarnet, liều 20 mg/ kg tiêm tĩnh mạch, sau đó 60 mg/ kg tiêm tĩnh mạch cứ 8 giờ/ lần, dùng vài tuần; và cidofovir, tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg mỗi tuần, dùng trong 2 tuần. Để duy trì hàng ngày, dùng phối hợp cả 2 loại thuốc: ganciclovir (3,75 mg/kg truyền tĩnh mạch) và foscarnet (60 mg/kg truyền tĩnh mạch), với mỗi loại dùng kéo dài trong một giờ cho thấy có tác dụng ức chế nhân lên của CMV mà vẫn an toàn. Cidofovir chỉ được dùng 375 mg tiêm tĩnh mạch cứ 2 tuần/ lần để duy trì. Uống ganciclovir (1g x 3 lần/ ngày) là thuốc dùng để duy trì nhưng đắt tiền. Liều lượng các thuốc này cần thay đổi phù hợp với chức năng thận. Ngoài ra, cấy vào cơ thể ganciclovir giải phóng dần giúp kiểm soát được bệnh ở người ghép mắt (không dùng đối với ghép tổ chức khác) có tác dụng hơn so với ganciclovir đường tĩnh mạch.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét