Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện tiêu chảy, đau bụng dưới và đi ngoầi đau quặn, mót rặn. Phân có nước, thường có lẫn máu và nhầy. Triệu chứng toàn thân là sốt, rét run, chán ăn, mệt nặng và đau đầu.
Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán
Tiêu chảy thường có máu và nhầy.
Đau bụng kiểu chuột rút và nhiễm độc toàn thân.
Phân lập được vi khuẩn ly trong phân.
Nhận định chung
Ly trực trùng là bệnh hay gặp, thường nhẹ và tự khỏi, nhưng đôi khi rất nặng, Ở Hoa Kỳ vi khuẩn hàng đầu là Shigella sonnei, kế đến là S. flexneri. Shigella dysenteriae là vi khuẩn gây thể bệnh nặng nhất. Shigella là các vi khuẩn xâm nhập. Liều gây bệnh là 102 - 103 vi khuẩn. Gần đây thấy xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Các triệu chứng và dấu hiệu
Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện: tiêu chảy, đau bụng dưới và đi ngoầi đau quặn, mót rặn. Phân có nước, thường có lẫn máu và nhầy. Triệu chứng toàn thân là sốt, rét run, chán ăn, mệt nặng và đau đầu. Bệnh nhân ngày càng yếu dần và mất nước tăng dần. Bụng thường tăng cảm giác. Nếu soi đại tràng xích-ma sẽ thấy có viêm và xung huyết niêm mạc ruột, có những chấm hoặc đôi khi là màng loét.
Biểu hiện cận lâm sàng
Soi phân thấy nhiều hồng cầu và bạch cầu. Cấy phân dương tính trong đa số các trường họp; cấy máu có vi khuẩn mọc trong khoảng < 5%% trường hợp.
Chẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt với viêm ruột do salmonella, với bệnh do E.coli sinh độc tố ruột, do Campylobacter, do Yenterocolitica. Đôi khi lỵ amip có thể có bệnh cảnh tương tự, nên chẩn đoán phải dựa vào hiện tượng soi phân tươi tìm thấy amip. Viêm đại tràng loét ở trẻ dậy thì và người lớn cũng hay gây ỉa chảy có máu.
Biến chứng
Có thể có thiếu hụt tạm thời men disaccharidase do tiêu chảy. Đôi khi gặp hội chứng Reiter, thường xảy ra ở người có mang nhóm bạch cầu HLA-B27.
Điều trị
Trong trường hợp nặng, cần xử trí mất nước và hạ huyết áp. Thuốc kháng sinh được chọn là cotrimoxazol, viên 960mg ngày 2 lần, trong 7 - 10 ngày, hoặc ciprofloxacin (chống chỉ định khi có thai) liều 750mg, ngày 2 lần, trong 7 - 10 ngày. Thường thì vi khuẩn kháng ampicillin, nhưng nếu kháng sinh đồ thấy có nhậy cảm thì có thể dùng với liều 500mg, ngày 4 lần cũng có hiệu quả. Không dùng amoxicillin vì kém hiệu quả. Dùng liều đơn quinolon (norfloxacin, 400mg hoặc ciprofloxacin 750mg) cũng có thể có tác dụng như liệu trình 5 ngày các thuốc khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét