Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

Hoại tử sinh hơi (hoại tử do trực khuẩn clostridium)

Bệnh thường khởi phát đột ngột, đau tăng nhanh tại vùng bị bệnh, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt không tương xứng với mức độ nặng. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuốỉ, thường bệnh nhân bị kiệt quệ, li bì, mê sảng và đi vào hôn mê.

Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán
Đau và phù nề đột ngột vùng vết thương nhiễm bẩn.
Nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.
Chảy dịch hồng hoặc nâu từ vùng bị thương và da vùng xung quanh bị thương nhợt màu.
Sờ hoặc chụp X quang có khí trong mô.
Nhuộm hoặc cấy dịch tiết thấy có trực khuẩn gram (+).
Nhận định chung
Hoại thư sinh hơi (còn gọi là hoại tử cơ do trực khuẩn clostridium) là do nhiễm một trong nhưng chủng của loài clostridium (C.perfringens, C. ramosum, C. bifermentans, C. histolyticum, c. novyi...) tại vùng mô đang chết. Độc tố sinh ra trong điều kiện kỵ khí gây sôc, huyết tán và hoại thư.
Các triệu chứng và dấu hiệu
Bệnh thường khởi phát đột ngột, đau tăng nhanh tại vùng bị bệnh, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt không tương xứng với mức độ nặng. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuốỉ, thường bệnh nhân bị kiệt quệ, li bì, mê sảng và đi vào hôn mê.
Vết thương sưng to, da xung quanh nhợt nhạt, dịch hồng và nâu thối chảy ra. Khi bệnh tiến triển nặng và xuất hiện các mụn phỏng có dịch hồng, cụm dần thành đám. Sờ có thể có tiếng lép bép do khí trong mô.
Biểu hiện cận lâm sàng
Bệnh hoại thư sinh hơi là một bệnh chủ yếu được chẩn đoán bằng lâm sàng và điều trị theo kinh nghiệm bắt đầu ngay khi có nghi ngờ. X quang có thể thấy có khí trong mô nhưng không đặc hiệu, nhuộm dịch rỉ viêm thường không thấy bạch cầu trung tính mà thấy rất nhiều trực khuẩn gram (+). Cấy trong môi trường yếm khí (+) cho phép khẳng định chẩn đoán.
Chẩn đoán phân biệt
Một số vi khuẩn khác có thể gây nhiễm khuẩn mô mềm và có sinh hơi như enterobacter, escherichia, các vi khuẩn kỵ khí hỗn hợp như bacteroid và peptostreptococcus. Các trực khuẩn Clostridium cũng có thể gây nhiễm khuẩn chu sinh nặng, có tan máu.
Điều trị
Penicillin 2 triệu đơn vị, tiêm tĩnh mạch 3 giờ một lần có hiệu quả. Một số thuốc khác (tetracyclin, clindamycin, metronidazol, chloramphenicol cefoxitin) có thể có tác dụng trên ống nghiệm và cả trên cơ thể, nhưng tác dụng trên lâm sàng chưa được xác định, cắt lọc và mở rộng vết thương cẩn thận sẽ là điều cốt tử, và thường phải cắt bỏ phần tổn thương. Người ta đã thử dùng điều trị bằng oxy áp lực cao, nhưng tác dụng chưa rõ rệt trên lâm sàng.

Cộng đồng: Unknown // tháng 6 18, 2017
Hãy cẩn thận khi đọc sách về sức khỏe. Bạn có thể bỏ mạng vì một lỗi in ấn!

0 nhận xét:

 
Dr.Jonh. Được tạo bởi Blogger.