Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Bệnh uốn ván (chẩn đoán và điều trị)

Triệu chứng đầu tiên là đau và tê vùng vi khuẩn xâm nhập rồi tiếp đến là co cứng cơ vùng lân cận. Tuy nhiên, thường gặp triệu chứng đầu tiên đưa bệnh nhân đến khám là cứng hàm, cứng cổ, khó nuốt và kích thích.

Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán
Có vết thương nhiễm bẩn.
Cứng hàm và co cứng hàm.
Cứng cổ và cứng cơ khác, khó nuốt, kích thích vật vã, tăng phản xạ.
Cơn giật cứng gây đau đớn, xuất hiện khi có các kích thích nhẹ.
Nhận định chung
Bệnh uốn ván là do độc tố thần kinh của vi khuẩn Clostridium tetani sinh ra. Nha bào vi khuẩn này có khắp nơi trong đất. Một khi nhiễm vào trong vết thương, nha bào sẽ bắt đầu phát triển, sinh độc tố có tên là tetanospasmin, là một men tiêu protein có kim loại là kẽm. Độc tố có đặc tính men này sẽ phân hủy synaptobrevin là một protein rất cần thiết cho hiện tượng giải phóng chất dần truyền thần kính trung gian tại các khớp thần kinh (synap). Tetanospasmin sẽ phá hủy chất dẫn truyền, làm ngăn cản dẫn truyền xung động thần kinh ở các synap tủy sống của các neuron ức chế. Chính vì vậy, chỉ cần một kích thích rất nhẹ cũng dẫn đến co cứng không kiểm soát được và làm tăng phản xạ. Thời gian ủ bệnh là từ 5 ngày đến 15 tuần, mà trung bình là từ 8 - 12 ngày.
Tại Hoa Kỳ, đa số uốn ván xảy ra trên người không tiêm phòng. Những người có nguy cơ cao là: người lớn tuổi, người nhập cư, trẻ sơ sinh, người tiêm chích ma tuý. Dù rằng một số vết thương có xu hướng dễ gây bệnh, nhưng mọi vết thương nhất là ở người nằm lâu dễ có tổ chức chết hoặc bị tỳ đè nên tổ chức có tình trạng yếm khí, đều có thể bị nhiễm trực khuẩn uốn ván.
Các triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng đầu tiên là đau và tê vùng vi khuẩn xâm nhập rồi tiếp đến là co cứng cơ vùng lân cận. Tuy nhiên, thường gặp triệu chứng đầu tiên đưa bệnh nhân đến khám là cứng hàm, cứng cổ, khó nuốt và kích thích. Sau đó là xuất hiện tăng phản xạ, co cứng cơ hàm (trismus) hoặc cơ mặt, co cứng cơ bụng, cổ, lưng. Rất hay gặp co giật đau đớn dù chỉ bị kích thích nhẹ. Co thắt thanh quản và co cứng cơ hô hấp có thể dẫn đến ngạt cấp tính. Bệnh nhân thường vẫn thức và tỉnh táo suốt quá trình bị bệnh. Cảm giác hoàn toàn bình thường. Thân nhiệt thường không tăng hoặc tăng rất nhẹ.
Biểu hiện cận lâm sàng
Chẩn đoán bệnh uôn ván hoàn toàn dựa vào lâm sàng.
Chẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt với các bệnh nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương. Đôi khi cũng gặp cứng hàm khi dùng phenothiazin. Cũng cần loại trừ ngộ độc strychnin.
Biến chứng
Thường gặp tắc đường thở. Ứ nước tiểu và táo bón cũng hay gặp do co thắt các cơ trơn. Ngừng thở và suy tim xảy ra muộn nhưng có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Phòng bệnh
Bệnh hoàn toàn có thể phòng đứợc bằng miễn dịch chủ động. Tiêm chủng cho trẻ em vaccin tam liên: bạch hầu, ho gà, uốn ván (DTP). Đối với người lớn, chưa tiêm phòng lúc trẻ, cần tiêm phòng giảm độc tố uốn ván 2 liều cách nhau 4 - 5 tuần và nhắc lại một liều sau 6 - 12 tháng. Các liều nhắc lại về sau là 10 năm một lần hoặc khi bị thương mà chưa được tiêm nhấc lại trên 5 năm.
Miễn dịch thụ động cho người chưa tiêm phòng hoặc không biết chắc chắn là đã tiêm chủng hay chưa, khi họ bị thương hoặc khi cắt lọc mô chết. Liều globulin chống uốn ván là 250 đơn vị tiêm bắp, đồng thời bắt đầu tiêm chủng chủ động luôn.
Bảng. Hướng dẫn phòng uốn ván khi xử trí vết thương (theo thông báo hàng tuần về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong 1991, 40: 70)
 
1Rất nhiều loại như vết thương dây bẩn, phân, sỏi, nước bọt; vết đâm chọc; vết nhổ dựt và vết xước, cào, bỏng, đông lạnh.
2Giảm độc tố uốn ván và bạch hầu, dạng cho người lớn chì dùng dạng này (Td- người lớn) cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.
Globulin miễn dịch kháng uốn ván.
Điều trị
Điều trị đặc hiệu
Tiêm bắp globulin miễn dịch kháng uốn ván, liều 5000 đơn vị. Vì bệnh uốn ván không sinh miễn dịch tự nhiên, nên cần tiêm chủng đầy đủ bằng giảm độc tố uốn ván khi bệnh nhân khỏi bệnh.
Biện pháp chung
Vì mọi kích thích dù nhẹ cũng gây co cứng, nên bệnh nhân phải được điều trị trong buồng riêng, trong điều kiện yên tĩnh nhất. Nói chung cần dùng thuốc an thần mạnh, thuốc giãn cơ kiểu cura và thông khí nhân tạo để khống chế cơn co giật do uốn ván. Cần điều trị bằng penicillin liều cao (20 triệu đơn vị/ngày) dù bệnh nhẹ, để diệt vi khuẩn sinh độc tố.
Tiên lượng
Tỷ lệ tử vong cao khi thời gian ủ bệnh ngắn, co giật xảy ra sớm, điều trị chậm trễ, vết thương ở đầu và mặt. Trước đây, tỷ lệ tử vong là 40%, nhưng ngày nay đã giảm nhiều nhờ có thông khí nhân tạo.

Cộng đồng: Unknown // tháng 6 17, 2017
Hãy cẩn thận khi đọc sách về sức khỏe. Bạn có thể bỏ mạng vì một lỗi in ấn!

0 nhận xét:

 
Dr.Jonh. Được tạo bởi Blogger.