Ghẻ cóc là một bệnh truyền nhiễm phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, do T. pallidum dưới nhóm pertenue gây nên. Đặc trưng của bệnh là các tổn thưong u hạt ở da, niêm mạc và xương.
Một loạt các bệnh nhiễm khuẩn ngoài giang mai lưu hành ở nhiều vùng nhiệt đới. Các bệnh này khác với nhiễm T. pallidum do không lây qua đường tình dục, tỷ lệ mới nhiễm bệnh tương đối cao ở những vùng địa lý nhất định và ở trẻ em, xu hướng gây bệnh phủ tạng ít trầm trọng hơn. Cũng giống như giang mai, vi khuẩn có thể tìm thấy trong tổn thương lây nhiễm qua soi hiển vi trong trường tối hoặc miễn dịch huỳnh quang nhưng không thể nuôi cấy trong các môi trường nhận tạo; các xét nghiệm huyết thanh giang mai dương tính, kể cả xét nghiệm mới như CAPTIA Syph G; các bệnh này có các giai đoạn tiên phát, thứ phát, đôi khi tam phát; và penicillin là kháng sinh lựa chọn. Có bằng chứng cho thấy nhiễm các vi khuẩn này có thể phần nào ngăn ngừa giang mai và ngược lại. Điều trị penicillin liều lượng thích hợp cho giang mai tiên phát (như 2,4 triệu đơn vị benzathin penicillin G tiêm bắp) nói chung có tác dụng điều trị trong mọi giai đoạn của nhiễm xoắn khuẩn không lây qua đường tình dục. Trong các trường hợp dị ứng với penicillin, tetracyclin thường là liệu pháp điều trị thay thế.
Bệnh cóc ghẻ (frambesia)
Ghẻ cóc là một bệnh truyền nhiễm phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, do T. pallidum dưới nhóm pertenue gây nên. Đặc trưng của bệnh là các tổn thưong u hạt ở da, niêm mạc và xương. Ghẻ cóc ít khi dẫn tới tử vong, mặc dù nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn tới thương tật và biến dạng mạn tính. Ghẻ cóc lây truyền qua tiếp xúc ngoài tình dục, thường trong thời kỳ thơ ấu, mặc dù sự lây truyền có thể xẩy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. “Nốt ghẻ mẹ” - nốt sẩn không đau hóa loét sau đó, xuất hiện 3 - 4 tuần sau tiếp xúc. Sưng hạch tại chỗ thường xuất hiện kèm theo. Sau 6 - 12 tuần, các tổn thương thứ phát tương tự xuất hiện và tồn tại kéo dài vài tháng tới vài năm. Các tổn thương loét kèm theo đau ở lòng bàn tay bàn chân thường có và được gọi là “ghẻ cua”. Các tổn thương gumma muộn có thể xuất hiện, cùng với sự phá hủy tổ chức kèm theo trên nhiều vùng rộng lớn của da và tổ chức dưới da. Các ảnh hưởng muộn của ghẻ cóc, với biến đổi xương, ngắn các ngón và co cứng, có thể bị nhầm lẫn với các biến đổi tương tự xuất hiện trong bệnh phong. Xâm nhiễm hệ thần kinh trung ương, tim mạch hoặc các nội tạng khác hiếm gặp.
Pinta
Pinta là bệnh nhiễm xoắn khuẩn lay ngoài đường tình dục do Treponema carateum gây ra. Bệnh xuất hiện có tính địa phương ở các vùng nông thôn châu Mỹ Latinh, đặc biệt ở Mexico, Colombia và Cuba, và một số nơi ở Thái Bình Dương. Một nốt sẩn đỏ không loét tiên phát lan truyền dần thành một mảng sẩn đóng vẩy chuyển mầu (xám, tím, đen). Các tổn thương thứ phát trông giống như tổn thương tiên phát xuất hiện trong vòng một năm sau đó. Các tổn thương này xuất hiện lần lượt, tổn thương mới lên các tổn thương cũ; thường gặp nhất ở các chi; sau đó chuyển sang teo da và mất sắc tố. Một số trường hợp có biến đổi sắc tố và các mảng teo trên da lòng bàn chân và lòng bàn tay, kèm tăng sừng hóa hoặc không, không thể phân biệt được với “ghẻ cua”. Rất hiếm khi xâm nhiễm hệ thần kinh trung ương hoặc tim mạch, nếu có thường ở giai đoạn cuối của bệnh.
Giang mai lưu hành địa phương
Giang mai lưu hành địa phương là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mạn tính do một loại vi khuẩn không phân biệt với T. pallidum phân loài endemicum gây nên. Bệnh được thông báo ở một số nước, đặc biệt là vùng Địa Trung Hải, thường với tên địa phương: Bejel ở Syria , Arập Xêut và Irac; và Dichuchwa, Njovera và Siti ở châu Phi. Bệnh cũng xuất hiện ở Đông Nam Á. Các thể bệnh địa phương có các đặc điểm khác biệt. Các tổn thương loét tiết dịch trên da hoặc niêm mạc miệng hay mũi họng là các biểu hiện thường gặp nhất. Sưng hạch lympho toàn thân và các tổn thương thứ phát và tam phát ở xương và da cũng thường gặp. Đau sâu trong cẳng chân chỉ điểm cho viêm màng xương hoặc viêm tủy xương. Xâm nhiễm tim mạch và hệ thần kinh trung ương hiếm gặp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét